Sơ lược về lực lượng 114 TP. Hồ Chí Minh từ 1975 đến nay(2/3/2016 10:14) |
||||
Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Cảnh sát PC,CC&CN,CH) TP. Hồ Chí Minh được thành lập ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975). Trải qua 43 năm hình thành, phát triển và không ngừng trưởng thành. Đến giai đoạn hiện nay lại bước qua cột mốc mới. |
||||
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự: Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Cảnh sát PCCC&CNCH) TP. Hồ Chí Minh được thành lập ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975). Tên gọi đầu tiên là: Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và trực thuộc Công an TP. Hồ Chí Minh. Ban đầu, cán bộ chủ chốt lực lượng này gồm các đồng chí được đào tạo chính quy từ các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa (trước đây). Ngoài ra, còn có các nguồn khác và lực lượng tại chỗ. Tính đến đầu năm 1976, tổng số CBCS và nhân viên khoảng trên 500 người. Sau khi củng cố và ổn định tổ chức, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH gồm các đơn vị: Một số Đội nghiệp vụ và các Đội Phòng cháy, chữa cháy: Trung tâm (Quận 1), Quận 3, Quận 4, Quận 6, Quận 8, Quận 11, Quận 12, Q. Bình Thạnh, Q. Gò Vấp, huyện Thủ Đức, huyện Nhà Bè, Cảng Sài Gòn và Trên sông. Đến năm 2001, thành lập bổ sung Đội Phòng cháy, chữa cháy huyện Bình Chánh. Vào khoảng thời gian từ 2001 đến đầu năm 2006, cơ cấu tổ chức của toàn lực lượng, gồm: 01 Trưởng Phòng, 03 Phó trưởng Phòng; 03 Đội nghiệp vụ (Tham mưu, Kiểm tra và Chính trị - hậu cần); 01 Trung tâm thiết bị PCCC 4/10; 12 Đội Phòng cháy, chữa cháy khu vực đặt tại 12 quận, huyện (mỗi Đội quản lý 02 địa phương cấp quận, huyện). 2. Những thành tích tiêu biểu trong chiến đấu:
Ngoài ra, còn chi viện cho một số tỉnh bạn và trực tiếp tham gia chữa cháy các vụ cháy lớn như: Tổng kho bom đạn Long Bình - Đồng Nai, kho đạn Đồng Tâm - Tiền Giang, kho bom đạn Cẩm Giang - Tây Ninh, rừng U Minh Hạ, U Minh Thượng - Cà Mau,… Cùng với công tác chữa cháy, công tác cứu nạn, cứu hộ cũng được củng cố và phát huy. Từ năm 1975 đến năm 2006, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện trên 2.500 vụ cứu nạn, cứu hộ. Qua đó, cứu sống hàng trăm người bị nước, lửa và các nguy hiểm khác đe dọa đến tính mạng. Trong quá trình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đã dẫn đến trên 100 CBCS bị thương, nhiều đồng chí đã dũng cảm hi sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân như các liệt sỹ: Nguyễn Văn Mót, Nguyễn Văn Bảy, Trần Văn Bảy, Võ Quang Hà, Lê Văn Hà, Phạm Văn Sáu, Phạm Trường Huy, Phạm Phi Long. Với những thành tích đã đạt được, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an TP. Hồ Chí Minh đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng 1 huân chương chiến công Hạng nhất, 01 Huân chương chiến công Hạng hai; được UBND TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công an tặng nhiều Bằng khen, Cờ thi đua,... Bên cạnh đó, còn nhiều năm liền đạt danh hiệu "Đơn vị quyết thắng". II. GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 5 NĂM 2006 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 2018 Ngày 15/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thí điểm thành lập Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy TP. Hồ Chí Minh thuộc Bộ Công an. Qua đó, đồng chí Đại tá Trần Triều Dương - Phó Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy TP. Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức của Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh khi mới thành lập gồm có 8 Phòng nghiệp vụ và 11 Trung tâm PC&CC quận, huyện. Đến ngày 28/5/2008, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 617/2008/QĐ-BCA về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3, Quyết định số 1562/2006/QĐ-BCA(X13), ngày 13/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an. Trong đó, có nội dung đổi tên Trung tâm Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khu vực thành Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy quận, huyện. Ngày 02/6/2014, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 2772/QĐ-BCA-X11 về việc đổi tên và quy định tổ chức bộ máy của đơn vị, nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của lực lượng trong tình hình mới. Trong đó, có nội dung: Đổi tên Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP. Hồ Chí Minh thành Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 2016, Cảnh sát PC&CC TP. Hồ Chí Minh tổng cộng gồm có 31 đơn vị trực thuộc. Trong đó, có 10 Phòng nghiệp vụ; 01 Trung tâm Đào tạo và huấn luyện PCCC&CNCH; 01 Trung tâm thiết bị PCCC 4/10; 01 Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Trên Sông, 18 Phòng Cảnh sát PC&CC quận, huyện. Ngoài ra, còn có 04 Đội chữa cháy khu vực 1 thuộc các Phòng Cảnh sát PC&CC: Quận 2, Quận 8, Q. Bình Thạnh và huyện Bình Chánh. III. GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 9 NĂM 2018 ĐẾN NAY Năm 2018, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về tinh giảm biên chế, rút gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Bộ Công an đã tiên phong, đi đầu và chỉ đạo Công an các địa phương quyết liệt thực hiện. Trong đó, có Cảnh sát PC&CC TP. Hồ Chí Minh sáp nhập vào Công an TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Công an TP. Hồ Chí Minh thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, tiến hành thành lập Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH (PC07), gồm có 12 Đội trực thuộc: Đội Tham mưu (Đội 1); Đội Chính trị (Đội 2); Đội Hậu cần, quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Đội 3); Đội Tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Đội 4); Đội Công tác phòng cháy (Đội 5); Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Đội 6); Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông (Đội 7); Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 1; Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 2; Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 3; Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 4; Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 5. Từ Đội 1 đến Đội 6 thuộc khối nghiệp vụ cùng Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 1, làm việc tại trụ sở chính 258 Trần Hưng Đạo, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1. Ngoài ra, đơn vị Đội 7 được đặt tại Quận 4; 04 Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực còn lại được đặt tại 4 hướng vệ tinh của Thành phố.
Bên cạnh đó, 18 Phòng Cảnh sát PC&CC quận, huyện được sáp nhập vào Công an quận, huyện tương ứng và có tên là: Đội Cảnh sát PCCC&CNCH. Đồng thời, thành lập bổ sung 06 Đội Cảnh sát PCCC&CNCH thuộc Công an quận, huyện trước đây chưa có Phòng Cảnh sát PC&CC. IV. LÃNH ĐẠO LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PC,CC&CN,CH QUA CÁC THỜI KỲ 1. Giai đoạn từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 9 năm 2006: - Đồng chí Đinh Mười, Trưởng Phòng (từ năm 1975 đến năm 1980). - Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Phòng (từ năm 1981 đến năm 1982). - Đồng chí Võ Công Bình, Trưởng Phòng (từ năm 1983 đến năm 1999). - Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Phòng (từ năm 2000 đến 9/2006). 2. Giai đoạn từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 8 năm 2018: * Người đứng đầu lực lượng trong giai đoạn này, gồm có: - Đồng chí Thiếu tướng Trần Triều Dương - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc (từ 10/2006 đến 8/2014). - Đồng chí Đại tá Lê Tấn Bửu - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc (từ 9/2014 đến 12/2017). - Đồng chí Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng - Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc phụ trách chung (từ 01/2018 đến 8/2018). Hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Phó Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh và được giao nhiệm vụ phụ trách, chỉ đạo trực tiếp Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (PC07). * Các Phó Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn này, gồm có: - Đại tá Đoàn Văn Chón, Phó Giám đốc, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy. - Đại tá Trần Thanh Châu - Phó Giám đốc, Phó Bí thư Đảng ủy. - Đại tá Nguyễn Văn Băng - Phó Giám đốc, Uỷ viên BTV Đảng ủy. - Đại tá Dương Văn Phóng - Phó Giám đốc, Uỷ viên BTV Đảng ủy. 3. Giai đoạn từ tháng 9 năm 2018 đến nay: * Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH thuộc Công an TP. Hồ Chí Minh: - Thượng tá Huỳnh Quang Tâm. Hiện là Đại biểu HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021. * Các đồng chí Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - CA TP. Hồ Chí Minh: Đại tá Đinh Văn Ngàn; Đại tá Võ Văn Bá; Đại tá Nguyễn Văn Hữu; Đại tá Huỳnh Ngọc Quan; Thượng tá Đỗ Văn Kháng; Thượng tá Trương Thành Lanh; Thượng tá Nguyễn Thị Cách; Trung tá Dương Văn Thành; Thiếu tá Lê Minh Hiếu, Thiếu tá Huỳnh Văn Tuấn; Thiếu tá Nguyễn Văn Nhôm; Đại úy Lê Tấn Châu./. |
- uy tín - chất lượng (12.12.2018)
- giá cả hợp lý (12.12.2018)
- giao hàng miễn phí (12.12.2018)